Hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi cầu gai ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam

oleh: Hứa Thái Nhân, Đào Minh Hải, Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn, Dương Thúy Yên

Format: Article
Diterbitkan: Can Tho University Publisher 2019-02-01

Deskripsi

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và tiềm năng nuôi cầu gai (nhum) ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam. Để định danh loài, mẫu cầu gai được thu và vận chuyển sống về Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ để phân tích và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lí, hộ khai thác cầu gai (34 hộ) ở 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải. Kết quả định danh loài bằng phương pháp hình thái và gen cho thấy có 5 loài: nhum sọ dừa (Tripneustes gratilla), nhum trắng (Echinotrix calamaris), cầu gai đen (Diadema setosum), cầu gai Salmacis sphaeroides và cầu gai Salmacis dussumieri phân bố phổ biến tại vùng biển Kiên Giang, trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế là nhum sọ, nhum trắng và cầu gai đen. Kết quả điều tra cho thấy nghề khai thác cầu gai bắt đầu từ 2014, sản lượng khai thác trung bình khoảng 36.000 con/ngày, với số lượng 155±188 con/chuyến/hộ. Mùa vụ khai thác quanh năm. Chi phí đầu tư cho nghề khai thác cầu gai thấp khoảng 0,12 triệu đồng/hộ và lợi nhuận dao động lớn (0,15-6,0 triệu đồng/hộ/ngày), tỷ suất lợi nhuận là 23. Hiện nay, việc khai thác cầu gai ở Kiên Giang gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thị trường tiêu thụ không ổn định và nguồn lợi ngày càng suy giảm nên dẫn đến tiềm năng khai thác ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, tiềm năng nuôi cầu gai là rất lớn do điều kiện về diện tích mặt nước (206 km bờ biển) và giá trị kinh tế của loài rất cao.