Find in Library
Search millions of books, articles, and more
Indexed Open Access Databases
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ ? VI SINH TRÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU XANH TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI TỈNH LONG AN
oleh: Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Giang
Format: | Article |
---|---|
Diterbitkan: | Can Tho University Publisher 2011-05-01 |
Deskripsi
Mục tiêu của đề tài là đánh giá phân hữu cơ-vi sinh (HCVS) từ sự phân hủy xác bã thực vật của nấm Trichoderma sp. kết hợp với hai chủng vi khuẩn có ích bón cho rau xanh với 50% lượng phân hóa học trên năng suất và chất lượng [thông qua hàm lượng nitrat trong rau]. Kết quả cho thấy bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N ? 24 P2O5 ? 12 K2O kg/ha cho rau ăn lá có năng suất tương đương với bón 100 N - 48 P2O5 ? 24 K2O kg/ha nhưng hàm lượng nitrat thấp. Đối với rau gia vị, bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N ? 42,5 P2O5 ? 20 K2O kg/ha cho năng suất tương đương với rau bón 100 N - 85 P2O5 ? 40 K2O kg/ha; bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha - 80 N ? 47 P2O5 ? 20 K2O kg/ha cho năng suất tương đương với bón 160 N - 94 P2O5 ? 40 K2O kg/ha cho hành lá; nhưng hàm lượng nitrat thấp. Tuy nhiên, bón 30 tấn phân HCVS/ha - 99 N ? 69 P2O5 ? 55 K2O kg/ha cho khổ qua, dưa leo, đậu bắp đều cải thiện năng suất và chất lượng. Hạch toán kinh tế cho thấy bón phân HCVS kết hợp với phân nửa lượng phân hóa học cho rau muống (vụ 1) và mòng tơi và cải xanh (vụ 2) có hiệu quả nhất; rau gia vị và khổ qua đều thu lợi cao nhất trong cả 2 vụ. Tuy nhiên, hiệu quả cao nhất ở vụ 2 với dưa leo và đậu bắp. Như vậy, bón phân HCVS cho rau xanh không những tiết kiệm phân nửa lượng phân hóa học mà còn đãm bảo chất lượng sản phẩm.